Tại sao chúng ta mua sắm nhiều hơn sau khi mua một thứ mới?
Bạn có phải là người luôn trực chờ
những dịp ngày đôi để săn mua những món hàng khuyến mãi trên các sàn thương mại
điện tử? Bạn có phải là người sẽ sẵn sàng chi tiền mua quần áo mới để tự tin tham
gia vào dịp gặp gỡ đặc biệt ví dụ như dự sinh nhật của bạn thân hay là buổi hẹn
hò đầu tiên? Hay bạn là người cảm thấy không thoải mái nếu được mặc một bộ
trang phục mới nhưng lại phối với một đôi giày làm tổng thể phụ kiện trên người
bạn không hợp với nhau? Nếu bạn chính là người giống như 1 trong 3 nhân vật
được hỏi bên trên, khả năng cao bạn đang là người bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng
DIDEROT.
Tôi
cũng là người từng mắc phải hiệu ứng này, tôi hiểu cách nó vận hành và ảnh
hưởng đến cảm xúc cũng như hành vi ra quyết định mua hàng của tôi như thế nào.
Chính vì nhận thấy những người tiêu dùng thông minh nên hiểu về DIDEROT là gì
nên ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ cách hiệu ứng DIDEROT truyền từ người này
sang người kia ra sao.
1. Hiệu
ứng Diderot là gì?
Nôm na về hiệu ứng DIDEROT, đây là một
khái niệm tâm lý và xã hội học phổ biến nó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao con người có xu hướng mua sắm thêm các sản phẩm mới
sau khi đã sở hữu một món đồ nhất định. Kết quả mà hiện tượng này gây ra không chỉ ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng mà còn có tác
động đến tài chính và lối sống của người mua hàng.
Lịch sử của Hiệu ứng DIDEROT bắt nguồn từ một triết gia người Pháp, ông tên là Denis Diderot, ông kể rằng khi nhận được một chiếc áo choàng mới đẹp đẽ nhưng sau khi món quà đặc biệt đó đến với Diderot nó đã làm cho cuộc đời ông đổi sang 1 chương mới hoàn toàn. Cuối cùng, khiến ông rơi vào cảnh nợ nần chỉ vì 1 chiếc áo choàng màu đỏ.
Món quà tưởng chừng như điều diệu kì lại không ngờ đó là một sai lầm của cuộc đời ông. Mọi sự hối hận bắt đầu khi ông cảm thấy không hài lòng với những món đồ cũ vì chúng không xứng với sự thanh lịch và phong cách của món đồ mới ông đang sở hữu. Vì suy nghĩ như vậy, ông đã đổ dồn toàn bộ tài sản của mình vào việc tân trang phong cách để phù hợp với chiếc áo được tặng. Ông cho rằng "Tôi đã từng là chủ nhân tuyệt đối của chiếc áo choàng tắm cũ của mình, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của chiếc áo mới của mình”.
Sau bài học trên, ông muốn nói với mọi người hãy cẩn thận với những món quà mới, về sự giàu lên đột ngột. Khi bạn không có nhiều tiền bạn có thể không màn đến vẻ bề ngoài của bản thân, nhưng nếu bạn cho mình là người giàu thì luôn phải chịu áp lực bởi cái nhìn của những người mà bạn nghĩ rằng họ nhìn mình như thể một phong thái của người giàu có, sang trọng. Điều đó dẫn đến sai lầm của DIDEROT, sau khi sở hữu chiếc áo choàng mới, Diderot nhận ra rằng những món đồ cũ của ông trông không xứng với chiếc áo này, dẫn đến việc ông mua thêm nhiều đồ mới để "hợp gu" hơn.Từ thông điệp và câu chuyện mà Diderot
chia sẻ, chúng ta rút ra được hiệu ứng này là mô tả xu
hướng tâm lý của con người: khi chúng ta sở hữu một thứ gì mới, nó thường là nguyên nhân kích hoạt nhu cầu mua sắm thêm để đồng bộ hóa hoặc nâng cấp
những thứ đã có
sẵn trong cuộc sống trước đây của chúng ta.
2. Ví dụ
thực tế về hiệu ứng Diderot
Lấy ví dụ cho mọi người dễ nhận ra cái bẫy mua hàng
này. Tôi đưa ra trường hợp của Apple. Đây từ một công ty không có sức ảnh hưởng, tên
tuổi không hẳn vang tiếng trên thế giới, nhưng hiện tại Apple
đã vươn lên trở thành một thương hiệu nổi tiếng,
doanh thu hằng tháng là một con số khổng lồ, thêm vào đó họ còn khiến các đối
thủ cạnh tranh
vô cùng ngưỡng mộ qua các chiến lược kinh doanh thông minh.
Danh mục sản phẩm của Apple cho
tới thời điểm hiện tại vẫn đang ngày một đa dạng và sáng tạo. Ta
có thể kể đến các sản phẩm cốt lõi như: Iphone, iPad, Airpod, Macbook, Apple Watch,… Và tại sao sự kinh doanh đa dạng của apple lại là ví dụ thực tế về hiệu
ứng DIDEROT, bởi lẽ khách hàng của apple họ không chỉ đơn giản là mua một chiếc
iphone theo xu hướng, mà một khi họ đã trở thành họ hàng nhà “ táo khuyết” họ
sẽ phải chấp nhận bỏ thêm một khoản tiền để mua cục sạc iphone khi quyết định
“bóc seal” một chiếc bất kì ở thời điểm hiện tại. Không chỉ dừng lại ở đó,
người mua hàng của apple họ sẵn sàng chịu chi để mua airpod và apple watch để
trải nghiệm những tính năng IOS của ứng dụng watch, nghe nhạc bluetooth trên
iphone. Thậm chí người sài iphone, họ còn được chào mời mua các dịch vụ Apple TV, Apple music, Icloud và họ không ngần ngại đăng kí chỉ vì muốn nâng cấp
chất lượng “dế” yêu của họ.
Thống
kê từ Counterpoint cho thấy, Apple đã thu
về 2,3 tỷ USD chỉ trong quý 3 năm 2020 bằng việc bán Apple Watch điều này chiếm gần một nửa doanh thu
toàn cầu của tất cả các nhà sản xuất đồng hồ thông minh cộng lại. Còn đối với dòng sản phẩm Airpods, trang thống
kê này cũng dự đoán Apple sẽ sớm đạt mốc 72 triệu chiếc được bán ra khắp thế
giới. Chiếm khoảng 31% thị phần tai nghe không dây trên phạm vi toàn cầu. Đây đích thị là sự thành công
vang dội trong việc hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm và Apple đã vô cùng tinh tế áp dụng hiệu ứng diderot lên khách hàng của
mình và khiến khách hàng của họ sẽ vui vẻ đầu tư. Nếu
bạn đã từng hoặc đang là người sử dụng đồ của apple có phải bạn sẽ có xu hướng
mua cả hệ sinh thái IOS để trải nghiệm hương vị táo? Từ khi có một chiếc iphone
thì những đồ công nghệ của bạn sau đó đều thuộc thương hiệu của apple?
Nguồn:careerviet
3. Tác động của hiệu ứng Diderot
4. Làm
sao để tránh hiệu ứng Diderot?
4. Kết
luận
Sau bài viết này, tôi mong mọi người nhận
ra rằng hiệu ứng DIDEROT là một bài học sâu sắc về cách thói quen mua sắm của chúng
ta hiện bị ảnh hưởng bởi tâm lý và xã hội. Khi đã nhìn thấu rõ hiệu ứng này sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu và quen lối sống tối
giản hơn. Hãy nhớ, đôi khi sự hài lòng đến từ việc chấp nhận và trân trọng những gì bạn đã có, chứ không phải từ việc liên tục tìm
kiếm sự hoàn hảo qua những món đồ mới.
0 Comments